Site icon Flycam24h

DJI ra mắt Mavic Air: Flycam giá $800 – là sự kết hợp giữa Mavic và Spark

DJI là một thương hiệu flycam khá quen thuộc. Những chiếc flycam của DJI được biết đến với thiết kế nhỏ gọn nhưng có thể đáp ứng được hầu hết nhu cầu của người dùng. Vào ngày 23/01/2018, DJI đã cho ra mắt đứa con cưng mới nhất của mình với cái tên Mavic Air. Hãy cùng Flycam24h điểm qua những thông tin nổi bật của chiếc Mavic Air giá rẻ.

Xem thêm:

Contents

Giới thiệu chung

Với những người dùng cao cấp, chắc hẳn sẽ không còn lạ lẫm gì với mẫu DJI Mavic Pro. Khả năng gấp gọn cánh tiện lợi giúp cho chiếc Mavic Pro gọn hơn rất nhiều. Còn người dùng phổ thông thì cái tên DJI Spark là một cái tên vô cùng quen thuộc. Với thiết kế nhỏ gọn phù hợp với những người dùng yêu thích du lịch.

Mavic Air là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai mẫu flycam trên. Thiết kế nhỏ gọn cùng khả năng gập gọn cánh. Kích thước của chiếc DJI Mavic Air được thu gọn đáng kể chỉ bằng một chiếc smartphone. Thậm chí với kích thước này, bạn có thể dễ dàng bỏ vào túi quần hay túi áo một cách dễ dàng.

Sản phẩm được ra mắt với mức giá 799 USD. Đây là mức giá nằm giữa chiếc Spark (499 USD) và chiếc Mavic Pro( 999 USD ). Về ngoại hình, khi nhìn từ trên xuống, flycam Mavic Air trông rất giống người đàn anh Mavic Pro. Khi nhìn từ phía trước, chiếc DJI Mavic Air lại trông rất giống với chiếc DJI Spark.

Thông số kỹ thuật

Chiếc DJI Mavic Air sở hữu thông số kỹ thuật gần giống với chiếc Mavic Pro hơn là Spark. Mavic Air được trang bị hệ thống cảm biến CMOS với kích thước 1/ 2.3 inch. Cùng khả năng quay video 4K ở tốc độ 24 hoặc 30 khung hình/giây. Độ phân giải khi chụp ảnh tĩnh lên tới 12Mpx.

Bên cạnh đó, chiếc Flycam Mavic Air còn được trang bị ống kính góc rộng với độ dài tiêu cự 24mm f2.8. Cùng khả năng bay với tốc độ 68 km/s ở chế độ sport. Thậm chí, chiếc  DJI Mavic Air còn có thể chịu đựng được sức gió lên tới 36 km/h. Nhờ vào thiết kế của hệ thống ăng ten mới mà phạm vi hoạt động của chiếc DJI Mavic Air lên tới 4km.

Thời gian bay

Kích thước nhỏ gọn là điểm mạnh của chiếc flycam Mavic Air. Nhưng đây cũng chính là điểm yếu của chiếc flycam này. Có lẽ vì thế nên thời lượng pin của chiếc DJI Mavic Air khá thấp. Khi mà chiếc Mavic Air chỉ bay tối đa được 27 phút khi sạc đầy ở điều kiện không có gió. Ở điều kiện có gió, chiếc flycam mới nhất của DJI chỉ bay được tối đa 21 phút khi pin được sạc đầy.

Có lẽ để tối ưu kích thước của chiếc Mavic Air mà DJI đã phải giảm thiểu dung lượng pin của chiếc flycam này. Tuy nhiên, đây có thể là sự hi sinh cần thiết để có được kích thước nhỏ gọn của chiếc Mavic Air. Nhưng khi so sánh với chiếc DJI Spark thì thời gian bay của chiếc Mavic Air vẫn cao hơn 5 phút.

Như đã nói ở trên, chiếc DJI Mavic Air là sự kết hợp hoàn hảo giữa Mavic Pro và DJI Spark. Nên chiếc flycam Mavic Air sở hữu khả năng linh hoạt tương tự như chiếc Mavic Pro cùng kích thước nhỏ gọn của chiếc DJI Spark. Chiếc Mavic Air vẫn có thể gập cánh lại như chiếc Mavic Pro để tiện mang theo khi di chuyển. Nhưng kích thước lại nhẹ hơn tới 41% tới so với Mavic Pro.

Đánh giá DJI Mavic Air

Camera và video

Chiếc DJI Mavic Air được trang bị một chiếc camera với cảm biến cỡ lớn. Vì thế nên chiếc Mavic Air có khả năng quay video 4K ổn định ở tốc độ 30p. Cùng với đó là khả năng chụp ảnh tính với độ phân giải lên tới 12Mpx. Chính vì thế, những hình ảnh và video được quay từ chiếc Mavic Air luôn rõ ràng và sắc nét, màu của chủ thể cũng rất tự nhiên.

Khi thông tin rò rỉ từ trước đó, rất nhiều người mong chờ rằng chiếc DJI Mavic Air sẽ hỗ trợ định dạng ảnh RAW. Tuy nhiên, khá bất ngờ là DJI đã không đề cập đến liệu chiếc Mavic Air có hỗ trợ định dạng ảnh Raw hay không? Nếu không được hỗ trợ định dạng ảnh Raw thì điều này sẽ gây thất vọng khá lớn cho nhiều photographer.

DJI hứa hẹn cập nhật lên chiếc Mavic Air những bản cập nhật mới nhất của các phần mềm. Với nhiều chế độ chụp mới như chế độ chụp Panorama 180° hoặc chụp Panorama hình cầu với độ phân giải lên tới 32Mpx. DJI cũng cho biết rằng họ đã nâng cấp quá trình xử lý hình ảnh của Mavic Air. Vi thế chiếc flycam này thu được những hình ảnh và video chất lượng tốt hơn.

Hệ thống thông gió

Mavic Air được trang bị hệ thống thông gió mới, giúp cho chiếc flycam này không quá nóng. Bên cạnh đó, DJI cũng trang bị cho chiếc flycam Mavic Air hệ thống chống rung gimbal 3 trục thay vì 2 trục như chiếc Spark. Với hệ thống chống rung mới này, chiếc Mavic Airc cho chất lượng hình ảnh mịn màng hơn. Hệ thống chống rung 3 trục cũng giúp cho chiếc Mavic Air bay ổn định và an toàn hơn.

Hệ thống cảm biến tránh va chạm của chiếc flycam DJI Mavic Air

Hệ thống tránh chướng ngại vật

Thiết bị này được tích hợp hệ thống tránh chướng ngại vật mới, với bộ cảm biến phía trước, phía sau và bên dưới. Hệ thống cảm biến tránh chướng ngại vật mới này giúp cho chiếc Mavic Air có thể nhận biết được các vật thể xung quanh. Ngoài ra, DJI cũng tích hợp thêm cho chiếc flycam Mavic Air hệ thống lái tự động “Fight Autonomy 2.0”. Hệ thống lái tự động này kết hợp cũng hệ thống cảm biến tránh va chạm giúp chiếc Mavic có thể định vị chủ thể xung quanh theo thời gian thực. Từ đo xây dựng lên được bản đồ hình ảnh 3D của những chủ thể xung quanh.

Video so sánh giữa Mavic Pro và Mavic Air

DJI dự kiến sẽ tung ra thị trường chiếc flycam Mavic Air với mức giá $799. Mavic Air sẽ chính thức lên kệ vào ngày 28.01.2018, dự kiến sẽ có mặt ở Việt Nam vào giữa tháng 02.2018.

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại đây.

Click vào đây để xem báo giá và cho thuê flycam

Nguồn : Flycam24h

Rate this post
Exit mobile version