Contents
Phantom 3 Standard
Phantom 3 Standard với mức giá thành khoảng trên 10 triệu đồng (tương đương $499), được đánh giá là phiên bản có giá thành rẻ nhất trong lớp Phantom 3, phù hợp nếu như ngân sách của bạn không được lớn. Do đã loại bỏ các tính năng cao cấp của hai phiên bản đã phát hành trước là Phantom 3 Professional và Phantom 3 Advanced; phiên bản này có giá thành thấp hơn, tính năng lại đơn giản, đặc biệt thích hợp cho các bạn mới vào nghề hoặc dân chụp kỷ yếu.
Cũng chính do những cải tiến đó mà Phantom 3 Standard chỉ có khả năng cho ra những thước phim với chất lượng 2.7K nếu như quay với điều kiện thích hợp, đồng nghĩa với việc bạn không thể quay được những thước phim 4K. Mặt khác, cảm biến của thiết bị này là cảm biến của Panasonic, có phần rẻ tiền hơn cảm biến thường thấy trên GoPro Hero 4. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng quá nhiều bởi lẽ hầu hết không quá ảnh hưởng đến chất lượng của video cũng như cảm quan của người dùng.
Nếu như trên bản Ad và bản phantom 3 Pro, bộ điều khiển gồm 2 anten thì Phantom 3 Std đon giản hơn nhiều, chỉ có 1 anten – tương tự thiết kế của Phantom 2 cũ, sẽ gây khó khăn nếu bạn sử dụng Ipad. Tuy thế nhưng theo đánh giá của chúng tôi khi so sánh 3 phiên bản này, thì một thiết kế như vậy là rất hợp lý với mức giá thành khá “nhẹ” như vậy.
Phantom 3 4K
Là một phiên bản được phát hành đầu năm 2016, Phantom 3 4K tích hợp đầy đủ ưu thế từ tính năng đến thiết kế, được đánh giá cao hơn hẳn với phiên bản St. Lý do là vì phiên bản 4K này mang kèm bộ điều khiển hiện đại hơn cùng với vị trí tầm nhìn tốt hơn, nhất là có thêm tính năng quay video 4K rất hiện đại. Với công nghệ 4K này, phantom 3 4K được coi là thiết bị 4K có giá thành rẻ nhất, khoảng 16 triệu đồng (~ $ 799).
Cải tiến từ Phantom 3 4K lên Phantom 3 Advanced
Lý do vì sao Phantom 3 4K lại không được ưa chuộng ở Việt Nam, bởi lẽ, cùng mức giá với Phantom 3 4K là $799, Phantom 3 Advanced lại có những tính năng mới và tiên tiến hơn hẳn: Cho những bức ảnh có chất lượng tốt hơn nhiều mặc dù cùng sử dụng công nghệ 4K, đặc biệt là khi truyền tải về tay cầm sử dụng công nghệ Lightbridge thì hình ảnh cũng có chất lượng tuyệt vời hơn rất nhiều – khoảng cách truyền tải có thể lên tới 5km trong điều kiện thuận lợi.
Một điểm nữa khiến Phantom 3 Advanced được đánh giá cao hơn bởi vì thiết bị này giúp chúng ta bay xa hơn rất nhiều, cụ thể là gấp 4 lần bay bằng bản 4K và 5 lần nếu bay bằng bản Standard.
Hơn nữa, Advanced được tích hợp chế độ live stream với chất lượng 720 HD nên chất lượng video truyền về được đánh giá rất cao, trong khi phiên bản 4K chỉ hỗ trợ chất lượng 480p . Và một điểm đặc biệt giúp Phantom 3 Advanced được ưu ái hơn khi so sánh với các phiên bản 4K là bởi định vị GPS trên Phantom 3 Advanced giúp thông tin được xác định chuẩn hơn rất nhiều bởi được kết nối đồng thời với 2 vệ tinh.
Phantom 3 Professional
Mặc dù cả 4 thế hệ dòng Phantom3 đã được cản tiến rất hiện đại, nhưng một vấn đề khá lớn vẫn còn tồn tại ở cả 4 phiên bản này đó là thời lượng pin khá khiêm tốn, bay tối đa chưa đến 27 phút. Do đó, để có được trải nghiệm trọn vẹn nhất cho những chuyến bay dài, người sử dụng vẫn nên thuê pin flycam Phantom 3 bên ngoài để dự phòng.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn cài đặt chế độ bay thông minh WAYPOINTS trên FLYCAM PHANTOM 3
- So sánh DJI Mavic Pro và DJI Phantom 3 Pro
- Bảo vệ cánh Phantom 3
Kết luận
Trên đây là những đánh giá khá chi tiết khi so sánh 4 phiên bản Phantom 3 của DJI. Khi bỏ ra số tiền khá lớn để mua flycam này, chúng ta cũng nên suy xét và cân nhắc thật kỹ về tính năng, lợi ích dựa trên so sánh về mức giá để có những lựa chọn hợp lý nhất, mang lại lợi ích cao nhất khi mua thiết bị này.